Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Sử dụng chế độ "M" trên máy ảnh

Với 3 thông số tốc độ - khẩu độ-ISO thích hợp, bạn sẽ dễ dàng chụp ảnh với chế độ M trong mọi tình huống chụp.

Chế độ M cho phép người dùng toàn quyền quyết định các thông số tốc độ, khẩu độ, ISO, phơi sáng
Khi chưa có sự hỗ trợ của các chế độ chụp tự động, chế độ duy nhất trên máy ảnh là tự chỉnh – Manual (M). Chế độ này cho phép người sử dụng toàn quyền quyết định các thông số tốc độ, khẩu độ, bù trừ sáng. Do đó, chụp với M trong những tình huống nhanh, ánh sáng thay đổi liên tục đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm và nắm vững kỹ thuật chụp ảnh.


Ở những máy ảnh phim trước đây, để lộ sáng “chuẩn” người dùng phải xoay tốc độ trên nóc máy và chỉnh khẩu độ tương ứng trên ống kính. Ngày nay, việc điều chỉnh tốc độ, khẩu độ trên máy ảnh kỹ thuật số đơn giản hơn với các bánh xe đa chức năng trên thân máy. Không chỉ máy ảnh kỹ thuật số SLR chuyên nghiệp, DSLR bán chuyên, máy ảnh ICL mới tích hợp chế độ M, mà ngay cả những mẫu máy du lịch bỏ túi cũng có thêm chế độ này.

Ưu điểm của chế độ M là cho phép bạn kiểm soát và “chơi” ảnh với tốc độ và khẩu độ theo ý mình, qua đó còn giúp bạn nắm rõ kỹ thuật chụp ảnh và kiểm soát ánh sáng tốt hơn.

Với những ai mới chụp M, chỉ cần nhớ cặp tốc độ khẩu độ 1/125 và f/11, ISO 100 hoặc 160 – sử dụng trong trường hợp trời nắng đẹp.

Để chụp với nhiều khung cảnh, bạn giữ nguyên lượng sáng đã đặt với các thông số trên và điều chỉnh cặp thông số này theo nguyên tắc một nấc chỉnh tốc độ về phía giảm/tăng lượng ánh sáng tương ứng với một nấc điều chỉnh khẩu độ để tăng/giảm lượng ánh sáng.

Trong trường hợp trời nắng gắt, bên bờ biển… ánh sáng mạnh hơn thì tăng tốc độ hoặc khép khẩu độ tương ứng. Ví dụ, 1/125 và f/16; 1/250 và f/11…
Trường hợp trời âm u, nhiều mây hay trong bóng râm nên giảm tốc độ hoặc tăng khẩu tộ tương ứng. Ví dụ, 1/125 và f/8; 1/60 và f/11…
Cũng có thể tăng ISO và giữ nguyên các thông số còn lại để có bức ảnh đúng sáng, tuy nhiên, sử dụng ISO cao đồng nghĩa với việc hình ảnh của bạn sẽ xuất hiện nhiều hạt nhiễu.
Trường hợp chụp trời nhá nhem tối, chụp trong nhà với ánh sáng yếu thì bắt buộc bạn phải tăng ISO, nhưng phải đảm bảo giữ tốc độ tối thiểu khoảng 1/40 nhằm tránh rung hình khi chụp máy cầm tay.
Một số hiệu ứng sử dụng với tốc độ và khẩu độ. 


Ảnh chụp Nikon D300s, chế độ M, tiêu cự 16mm, ISO 200, tốc độ 20 giây, khẩu độ f/22
Tạo nét nông, phông mờ, xóa phông (sử dụng trong chụp ảnh chân dung) với các khẩu độ f/4, f/ 3.3, f/2.8, f/2, f/1.8, f/1.4…
Tạo nét sâu (sử dụng chụp ảnh phong cảnh, ảnh chân dung tập thể) với các khẩu độ f/11, f/16, f/22…
Bắt đứng chuyển động (thường sử dụng chụp ảnh thể thao, chụp vật chuyển động) với tốc độ 1/250, 1/500, 1/800…
Tạo chuyển động (chụp với ý tưởng hình ảnh nhòe do chuyển động) với các tốc độ 1/15, 1/8, 1/4…
Chụp cảnh đêm, thành phố về đêm có thể phơi sáng dài từ 1 giây đến vài phút và để với khẩu độ mở nhỏ f/11, f/16, f/22...

(Sưu tầm)

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Tiêu chuẩn đánh giá bức ảnh đẹp

Chụp ảnh đã khó, để có ảnh đẹp lại khó hơn nhưng đánh giá ảnh đẹp như thế nào thì còn nhiều tranh cãi. Tác giả giúp bạn có những tiêu chuẩn để đánh giá ảnh đẹp.

1. Phân loại ảnh


Đầu tiên ông chia ảnh thành 2 loại: ảnh chụp trong điều kiện được kiểm soát (chân dung, phong cảnh…) và chụp trong điều kiện không kiểm soát được (thể thao, chân dung đời thường…). Điều này quan trọng ở chỗ đánh giá xem nhiếp ảnh gia có tận dụng được tối đa điều kiện mình có hay không.

2. Xác định điểm nhấn
Cần xác định xem nhiếp ảnh gia muốn cho người ta xem cái gì? Trong tấm ảnh phải có 1 ý tưởng hay 1 điểm nhấn. Nhiếp ảnh gia khi chụp 1 tấm ảnh cần phải có 1 lý do nào đó, nếu không tìm ra điểm nhấn thì bức ảnh không có giá trị.

3. Khía cạnh kỹ thuật
Đây chỉ là cái thứ yếu đối với John Setzler, khi xác định được điểm nhấn rồi ông mới đánh giá xem bức ảnh đã được thực hiện tốt chưa. Nếu bức ảnh được chụp trong điều kiện có kiểm soát thì ông đánh giá rất chặt chẽ, còn nếu trong điều kiện không kiểm soát được thì ông đánh giá xem bức ảnh đã tốt nhất có thể chưa, ví dụ: exposure, depth of field hay background. Điều quan trọng ở những bức ảnh này không phải là các quy luật thông thường mà thường là cảm xúc tấm ảnh tạo ra.


Việc thực hiện 1 tấm ảnh như thế nào chính là thể hiện tính cá nhân vào bức ảnh. Mọi thứ từ depth of field, khẩu độ, tốc độ, xử lý hậu kì…đều là lựa chọn cá nhân. Mọi lựa chọn nếu giúp củng cố ý tưởng của bức ảnh tốt hơn thì sẽ là lựa chọn tốt.


(Sưu tầm)

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

7 lỗi chụp ảnh phổ biến cần tránh

1. Sử dụng đèn flash mọi lúc mọi nơi
Đây là một lỗi mà rất nhiều người thường mắc phải. Họ nghĩ rằng thật đơn giản, chỉ cần bật đèn flash lên là mọi thứ đều sáng bừng. Trên thực tế, khi điều kiện ánh sáng đủ, chụp không đèn flash sẽ làm bức ảnh tự nhiên hơn, không bị chói, lóa.

2. Không để ý tới màu sắc và bố cục
Đã mặc áo nhiều họa tiết còn đứng chụp ảnh trước một bức tường vẽ đầy graffiti, vậy là người xem sẽ chẳng biết nhìn vào đâu và đâu là chủ thể chính của bức ảnh. Hãy lựa chọn phần nền, bố cục và màu sắc cho bức ảnh của bạn, tránh gây tức mắt cho người xem. 
3. Nghĩ đến việc crop (cắt) ảnh sau đó
Đừng nghĩ rằng cứ chụp một bức ảnh với nhiều yếu tố thừa để rồi crop tất cả bằng photoshop. Đôi khi bạn sẽ gặp rắc rối khi crop ảnh vì không biết loại bỏ cái gì hay làm hỏng bố cục ảnh. Hãy chọn góc chuẩn, loại bỏ “rác” trong ảnh ngay từ khi giơ ống kính từ phía người mẫu để tránh công đoạn cắt ảnh lằng nhằng sau đó. 
4. Tạo dáng ngay trước ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
Đừng tưởng ánh sáng chói chang khiến mọi thứ bừng sáng. Trên thực tế, mặt ai cũng nhăn nhó vì chói và bức ảnh chẳng thể đẹp tự nhiên!

5. Bỏ qua các chi tiết
Đôi khi những chi tiết nhỏ làm nên bức ảnh đẹp. Vì vậy, hãy chú ý tới những gì diễn ra xung quanh bạn. Bạn có thể chỉ đơn giản chụp một góc bàn làm việc, những chiếc va li xếp sau xe trước khi đi du lịch cũng có thể cho ra một bức ảnh đầy cảm xúc. 
6. Sao chép ảnh của người khác
Bạn xem một bức ảnh đẹp và bị truyền cảm hứng bởi bức ảnh đó? Hãy tiếp thu tinh hoa chứ đừng sao chép y hệt bởi bức ảnh trở nên cứng, không cảm xúc và chẳng phải ảnh của bạn!
7. Thường xuyên chụp ảnh buổi tối
Bạn muốn có bức ảnh đẹp? Hãy dậy sớm một chút vào buổi sáng để chụp thay vì chụp mọi thứ vào buổi tối, khi ánh sáng yếu, nhiều nguồn sáng gây mất tập trung. Đặc biệt nếu bạn muốn làm nghề ảnh, chụp sản phẩm của mình để bán, ánh sáng ban ngày lại càng tạo hiệu ứng tốt hơn cho sản phẩm.

(Sưu tầm)

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Kinh nghiệm tự chụp ảnh

Nhiều người có sở thích tự chụp ảnh chân dung bằng những thiết bị hết sức đơn giản như điện thoại di động, máy ảnh du lịch hay thậm chí bằng webcam.

Tuy nhiên, không phải cứ cố đưa toàn bộ khuôn mặt vào trước ống kính là có được một bức ảnh đẹp. Gắng tìm hiểu và gắn kết bản thân với xung quanh trong sự chuyển động của không gian - thời gian sẽ giúp bạn tạo ra một tác phẩm chân dung chính mình hoàn hảo.

1. Sử dụng chức năng hẹn giờ hoặc dùng điều khiển từ xa

Đa số máy ảnh hiện nay đều cho phép hẹn giờ chụp. Thông thường, bạn chỉ cần khoảng 10 đến 15 giây để di chuyển từ nơi đặt máy ảnh đến chỗ cần chụp và chọn cho mình một tư thế thích hợp nhất. Tuy nhiên, cần chú ý lấy nét thật chuẩn xác trước khi hẹn giờ để tránh việc đối tượng chính của ảnh (là bạn) bị mờ. Sẽ chủ động hơn nhiều nếu bạn có bộ điều khiển không dây cho chiếc máy ảnh "cưng" của mình. Bạn dễ dàng tự chụp cho mình những bức ảnh không "đụng hàng" như tư thế đang nhảy, đang lộn nhào hay đang sút bóng...


2. Thay đổi cách lấy nét

Những bức ảnh ấn tượng luôn thu hút người xem bằng điểm nhấn khác lạ, dù chủ đề không mới. Bạn cũng sẽ làm được điều này với những tác phẩm tự chụp bản thân bằng một chút sáng tạo trong cách lấy nét. Một bức ảnh mà trong đó chỉ có khuôn mặt bạn hiện ra luôn khiến người xem cảm thấy nhàm chán, thậm chí mất cảm tình.

3. Thử chụp ngược sáng

Chụp ngược sáng (silhouette) rất khó, đòi hỏi người cầm máy phải nắm chắc kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho thiết bị cũng như bức ảnh xuất ra không quá cháy hay quá tối. Một tác phẩm ngược sáng tốt không chỉ giúp nhấn mạnh chủ thể mà còn diễn tả được không gian xung quanh trong sự đối lập về màu sắc. Điều cốt lõi là bạn phải quan sát và lựa chọn thật kỹ điểm đặt máy ảnh rồi tiến hành chụp thử một vài kiểu trước khi tự đưa mình vào khung hình.

Thông thường, những bức ảnh ngược sáng phải qua khâu xử lí bằng phần mềm để tăng tương phản và màu sắc. Nên làm tối chủ thể của bức ảnh (tức bạn) và làm sáng không gian xung quanh để tạo sự đối lập. Đối lập càng cao, tác phẩm của bạn càng thành công.

4. Tạo cho người xem cảm giác đối tượng trong ảnh là một người khác

Ảnh tự chụp bản thân luôn đạt hiệu quả cao khi bạn biết cách tạo ra sự tự nhiên. Người xem sẽ có cảm giác như bạn đang chụp một người nào khác chứ không phải chính mình. Đừng quá gò bó rằng, ảnh tự chụp bản thân thì bắt buộc phải nhìn rõ mặt. Một chút thay đổi trong cách bố cục hay trong cách lấy nét sẽ khiến bạn - nhân vật chính - xuất hiện nổi bật dù không nhìn rõ mặt hay toàn bộ cơ thể.

5. Tạo cảm hứng cho chính mình

Bạn phải thật thoải mái khi chụp cho mình một bức ảnh “tự sướng”. Đôi khi, những ý tưởng sáng tạo đột nhiên nảy ra và được áp dụng hợp lí sẽ khiến bức ảnh trở nên cực kỳ thú vị. Lướt qua một đoạn phim hài trên điện thoại hay nghe một bản nhạc vui vẻ là những cách đơn giản để tạo cảm hứng cho bản thân trước khi "xung trận". Bạn cũng nên thường xuyên lướt qua những trang web ảnh để học tập thêm kinh nghiệm và có thể "bắt chước" nếu thấy hợp lí.

6. Không nhất thiết phải đưa khuôn mặt vào ảnh


Bạn có thể không cần khuôn mặt mình trong bức ảnh, thay vào đó hãy đưa bàn tay, bàn chân cùng các vật dụng của bản thân vào trước ống kính. Với một chút sáng tạo trong bố cục và một chút khéo léo tại khâu xử lí, bạn sẽ có được một bức ảnh độc đáo, mang đậm chất trừu tượng.

7. Diễn tả cảm xúc

Thông thường, bạn nên hạn chế việc đưa mặt mình vào ảnh. Tuy nhiên, sẽ rất độc đáo nếu bạn biết sử dụng khuôn mặt "to đùng" này để biểu lộ cảm xúc tột bậc trước ống kính. Hãy tập trung nhấn mạnh vào đôi mắt và vòm miệng. Đặc biệt, các hiệu ứng ánh sáng nếu được biết cách bố trí sẽ giúp bạn che lấp được nhiều nhược điểm trên khuôn mặt và biểu đạt thành công cảm xúc. Nên chú ý trước khi đưa ảnh cho người khác xem, một bức ảnh tồi sẽ khiến họ mất cảm tình hay thậm chí sẽ biến bạn thành trò cười cho thiên hạ.

(Sưu tầm)

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Chụp ảnh đồ ăn: Các loại ánh sáng

Chụp ảnh thức ăn luôn sẵn nguồn nhưng xử lý chúng là cả vấn đề. Bài này giúp bạn hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

1. Ánh sáng ngoài trời tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên có rất nhiều ưu điểm to béo và phù hợp với các gà mờ: rẻ, tiện, đẹp. Ngoài ra ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng đem lại cho bạn cảm giác chân thực nhất về món ăn, ví dụ màu đỏ sẽ thành màu đỏ và màu xanh sẽ đúng là màu xanh. Tránh tình trạng gà mờ chụp quả cà chua và có hình một quả cà tím.
Tuy nhiên ánh sáng tự nhiên cũng có những quy tắc nhất định của nó. Ở Việt Nam hoặc các xứ có sương mù, thông thường ánh sáng vào lúc sáng sớm sẽ có tình trạng hơi mù, tức mù mờ. Dĩ nhiên với những ai có ống kính khủng và kỹ năng Ps siêu việt thì mù không phải là vấn đề đáng ngại gì, tuy nhiên cứ phải nói cho đủ lệ bộ.
Vấn đề thứ hai là ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng dàn trải rất lớn, cường độ mạnh. Nếu hôm đấy trời có mây thì chúc mừng các gà mờ, vì các bạn đã có một tấm tản sáng trị giá một triệu đô. Còn nếu xui xẻo trời xanh mây trắng đi chơi thì các gà mờ sẽ phải học cách dùng chắn sáng và phản sáng thôi.
Thông tin hấp dẫn là 1 tấm phản sáng 5 in 1 (nghe như dầu gội Pantene) chỉ có giá tầm 500k. 5 in  1 có nghĩa là có thể chắn sáng, tản sáng, hắt sáng bạc và vàng, hút sáng. Nhớ học cách gấp gọn chắn sáng, nếu không sẽ rất nhục.

Ngoài ra ở Việt Nam vào giữa trưa ánh sáng tự nhiên trở nên cực kỳ gay gắt, và làm giảm sắc độ màu xuống một phần. Việc này là một vấn đề khá khó khăn để hậu kỳ, vì nếu quá tay dễ dẫn đến tình trạng bệt màu.
Vì thế tốt nhất là buổi trưa thì gà mờ ngủ cho khỏe, chụp choẹt cái gì. Dĩ nhiên nếu bạn có trong tay 1 tấm chắn sáng cỡ bự, hoặc có một hành lang với mái hiên lớn, thậm chỉ chỉ là một tấm vải căng lên thì không có gì cản trở nữa hết. Các bạn ở Tây càng không cần phải ngại, vì do đặc tính địa lý, hầu hết các nước ôn đới đều có ánh sáng tự nhiên theo phương ngang, loại ánh sáng đẹp nhất trong nhiếp ảnh.

2. Ánh sáng cửa sổ


Ánh sáng cửa sổ là loại ánh sáng mình ưa thích nhất. Về bản chất nó là ánh sáng tự nhiên lọt qua khung cửa sổ, vì thế nó trở thành một cái đèn studio khổng lồ không tốn điện. Cái đèn này có thể tùy chỉnh hướng theo ý thích bằng cách đặt bàn chụp (hướng mình thích dùng nhất là back-side, hoặc 45 độ back-side), thêm bớt các loại chắn sáng, che sáng tùy theo sự sáng tạo của các gà mờ.
Và lúc này ta cũng có thể có ánh sáng “tây”, tức là ánh sáng theo phương xiên ngang, nếu đặt dish ngang với cửa sổ hoặc cao hơn một chút.

Ánh sáng cửa sổ thường chỉ làm sáng một bên món ăn, để khắc phục ta có thể dùng thêm 1 đèn kết hợp để giảm độ tương phản xuống hoặc 1 tấm hắt sáng cũng sẽ cho kết quả tương tự. Và vì là ánh sáng tự nhiên nên nó cũng mang đầy đủ tính chất của ánh sáng tự nhiên, chẳng hạn như hơi xanh tím vào sáng sớm và vàng nhạt vào buổi chiều tà.
Và nó còn có thêm một điểm cộng là ta có thể chơi thông ngày, không ngại nắng gắt.

3. Ánh sáng studio


Dĩ nhiên có một số thứ ta phải dùng ánh sáng studio để chụp, chẳng hạn như một tô mì lúc nửa đêm. Hoặc một đĩa thức ăn với khung cảnh là cái quán hoàn toàn vắng khách vào lúc 1h sáng. Lúc đấy ánh sáng tự nhiên sẽ là một màu đen tối u ám mà thôi.
Về ánh sáng studio, không cần thiết phải đú với các kỹ thuật phức tạp của ảnh sản phẩm (thật ra là có muốn chơi thì gà mờ cũng chưa đủ trình). Hai cái đèn với dù phản dù xuyên là đủ. Thậm chí nếu ánh sáng ở chỗ chụp đẹp, ta có thể dùng duy nhất 1 đèn với các dụng cụ hắt sáng để lấy được ánh sáng tự nhiên của quán (dân nhiếp ảnh hay gọi nó là ambient light cho soang trọn).

Ánh sáng đèn là loại ánh sáng dễ tùy biến theo ý đồ người chụp nhất, đồng thời cũng dễ tạo các hiệu ứng quảng cáo bằng ánh sáng nhất. Tuy nhiên để điều khiển ảnh sáng đèn cần một số kinh nghiệm nhất định trong việc chụp ảnh. Và hạn chế khi sử dụng ánh sáng đèn với các ambient light là cường độ đèn thường vượt quá yêu cầu và xóa hết mọi ánh sáng khác. Có thể khắc phục việc này bằng cách dùng đèn ánh sáng liên tục (các loại đèn quay phim và đèn halogen), hoặc dùng các thiết bị giảm cường độ sáng, hoặc đơn giản nhất quả đất là quay đèn đánh vào tường, trần nhà (ánh sáng phản chiếu).


(Sưu tầm)

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Những mẹo chụp ảnh trẻ em

Chụp ảnh trẻ em không phải là công việc dễ dàng nhưng cũng đem lại rất nhiều niềm vui! Chỉ với 1 vài mẹo nhỏ, những bức ảnh trẻ em sẽ thật đặc biệt và đáng giá.

Chụp ảnh hoạt động trẻ em

Trẻ em lớn rất nhanh nên sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể ghi lại chặng đường phát triển của các em từ những ngày đầu đến trường cho đến những trò chơi thể thao đầu tiên các em tham gia.
Chắc chắn sẽ có những sự kiện các em nhỏ tham gia mà bạn muốn lưu giữ kỷ niệm, đó có thể là 1 sự kiện cộng đồng và bạn muốn ghi lại hình ảnh các em giữa 1 đám đông. Bạn nên sử dụng lens phù hợp có khả năng zoom in, và giữ cho hình ảnh của các em ở giữa khung hình. Đặt chế độ chụp cho máy ảnh của bạn là thể thao bởi hành động có thể diễn ra nhanh và bạn có thể chụp được 1 loạt shot ảnh.

Giữ mãi sự ngây thơ


Sự ngây thơ luôn gắn liền với trẻ em – vậy thì tại sao không lưu giữ nó? Đó có thể là biểu hiện ngây ngô hay 1 khoảnh khắc đáng yêu vui nhộn. Hãy để trẻ em chơi đùa thoải mái, hoặc yêu cầu các em nghĩ về những câu chuyện vui vẻ nhất, hỏi các em về bí mật. Lựa chọn DOF chế độ “shallow” và chụp với tốc độ thật nhanh để lưu giữ những khoảnh khắc này.

Chụp những hoạt động thường ngày

Trẻ em luôn có những biểu lộ tình cảm và sáng tạo đa dạng. Hãy cố gắng chớp lấy những khoảnh khắc thường ngày hơn là yêu cầu các em làm mẫu theo các tư thế dập khuôn. Thời gian tắm sẽ luôn mang đến nhiều trò tinh nghịch và vui vẻ; hãy sử dụng đèn flash trong nhà nếu ánh sáng hơi mờ.

Những bức ảnh lễ hội

Các dịp lễ hội đặc biệt sẽ mang đến nhiều cơ hội cho những shot ảnh sáng tạo, hãy lưu giữ những thời khắc ấy theo các năm để thấy được sự trưởng thành của các em nhỏ.

Chụp ảnh nhóm

Sẽ luôn có những dịp đặc biệt bạn muốn lưu lại, như ngày đầu tiên đến trường, ngày đầu tiên con em vui chơi với bạn bè chúng. Nếu bạn muốn chụp ảnh trẻ em theo nhóm, hãy thật nhanh chóng và đừng bao giờ ép buộc chúng cười hay có những tư thế không tự nhiên, và không nên chụp nhiều hơn 3 shot ảnh bởi các em nhỏ sẽ mất kiên nhẫn nhanh chóng.

Trẻ em lớn lên như nào!


Các em sẽ lớn lên rất nhanh, bạn nên chụp thật thường xuyên! Nếu bạn may mắn có cơ hội được dự 1 lớp học hay bài giảng của các em, sử dụng lens chụp từ xa, zoom in và chọn chế độ DOF shallow, như vậy sẽ giúp làm mờ các em khác.

Như vậy, để có thể chụp ảnh chân dung trẻ em, điều quan trọng nhất là sự nhanh nhẹn và năng lượng của bạn – đôi khi có thể bạn còn không chụp kịp được! Nếu bạn chụp với ánh sáng hợp lý, hãy sử dụng tốc độ màn sập (shutter speed) từ 1/250 đến freeze. Bạn cũng có thể sử dụng tốc độ chậm nếu có dùng flash. Khẩu độ đặt ở mức f/5 hoặc thấp hơn nếu điều kiện ánh sáng cho phép. Bạn có thể tham khảo 1 số kỹ thuật chụp ảnh về ánh sáng tại đây để có thể lưu giữ những khoảnh khắc chân dung của các em.

Và cuối cùng, hãy thật sự thoải mái nếu muốn có những bức ảnh trẻ em thật đẹp và đáng nhớ, bạn đừng quên chú ý tới background, quần áo, đầu tóc của các em trước khi bấm máy nhé!

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

10 thủ thuật chụp ảnh đẹp với máy kỹ thuật số

1. Làm ấm sắc độ
Chắc bạn đã đôi lần thấy các tấm ảnh có cảm giác lành lạnh. Đó là do thiết lập cân bằng sáng cho máy được đặt ở chế độ "tự động". Vì vậy, khi chụp ngoài trời nắng, bạn nên chỉnh từ chế độ "auto" sang "cloudy". Sự hiệu chỉnh này giống như việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc đỏ và vàng.
Nếu thực sự muốn tạo ấn tượng cho những tấm hình, bạn hãy dùng một bộ lọc bằng kính phân cực khi chụp ngoài trời nắng. Được giảm cường độ sáng và các phản chiếu không mong muốn, hình ảnh sẽ giàu màu sắc và đậm nét hơn, nhất là cảnh chụp bầu trời.

2. Dùng kính mát
Nếu máy ảnh của bạn không kèm bộ lọc, hãy dùng một mắt kính mát loại tốt, đặt sát ống kính rồi chỉnh vị trí của nó khi nhìn qua màn hình LCD. Để tạo hiệu ứng mạnh nhất, hãy đứng sao cho mặt trời ở phía trên vai trái hoặc vai phải của bạn. Chất lượng ảnh sẽ tốt nhất khi nguồn sáng chiếu một góc 90 độ vào vật thể.

Một trong những tính năng bí mật ẩn giấu trong chiếc máy ảnh số là chế độ "fill flash" hay còn gọi là "flash on".Sử dụng hợp lý tính năng này, bạn sẽ tiến được một bước quan trọng trong việc chụp cảnh ngoài trời.

3. Thể hiện chân dung ngoài trời nắng
Ở chế độ "flash on", camera phơi sáng hình nền trước rồi mới thêm đủ độ sáng để phản chiếu đối tượng mà bạn chọn làm tâm. Đây cũng là thủ thuật mà thợ ảnh chụp đám cưới áp dụng nhiều năm nay.

Một điều chú ý nữa là tầm ảnh hưởng của đèn flash tích hợp trong camera chỉ khoảng 3m hoặc ít hơn, do đó, không nên đứng xa đối tượng khi chụp ngoài trời. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật đặt đối tượng chụp ở vị trí mà mặt trời chiếu sáng từ tóc đến bên hông hoặc bên lưng (thường gọi là viền chiếu) hoặc đưa đối tượng đến một bóng cây rồi dùng flash để chiếu. Điều này sẽ khiến "người mẫu" thoải mái hơn, không bị nheo mắt.

4. Chụp cận cảnh với chế độ Macro Mode


Khi nhận ra những thế giới tý hon thú vị và muốn lưu giữ hình ảnh, bạn không cần nằm dài ra nền đất khi dùng chế độ "close up" hay "macro mode" trên máy ảnh số.

5. Chỉnh đường chân trời
Nhưng chú ý, khi dùng chế độ này bạn chỉ có được chiều sâu hạn chế. Vì vậy, hãy tập trung vào phần quan trọng nhất để chụp.
Thấu kính quang của camera thường "bóp méo" hình ảnh khi hiển thị phong cảnh rộng trên màn hình LCD 2 inch. Những hàng cây đứng thẳng trong mắt bạn có vẻ như bẻ cong vào trên màn hình và khiến người chụp mất định hướng. Như vậy, hãy cố gắng chụp hình với đường chân trời nằm thật ngang bằng.

6. Thẻ nhớ dung lượng lớn
Thẻ nhớ có lớn sẽ giúp bạn lưu trữ nhiều ảnh hơn và mỗi tấm ảnh có dung lượng lớn sẽ tạo ra chất lượng tốt hơn (độ mịn, màu sắc...). Ví dụ: máy ảnh 3.0 megapixel cần ít nhất thẻ 256 MB, 4.0 megapixel cần ít nhất 512 MB hay 6.0 megapixel cần thẻ từ 1 GB trở lên.

7. Chỉnh kích cỡ ảnh
Khi bộ nhớ cho phép, bạn có thể thoải mái để ảnh chụp ở các kích cỡ khác nhau, nhưng tốt hơn hết hãy để ảnh ở độ phân giải cao nhất. Ví dụ: ảnh có kích cỡ 640 x 480 khi in ra chỉ bằng một tấm danh thiếp, còn cỡ 2272 x 1702 sẽ cho ra tấm ảnh lớn và sắc nét có thể in trên tạp chí.

8. Giá đỡ
Thiết bị 3 chân này tỏ ra rất hữu dụng dù hơi cồng kềnh. Trên thị trường cũng có loại nhỏ gọn hơn và thích hợp cho mọi tình huống. Giá đỡ giúp bạn tự chụp mình hay tránh bị rung tay do thấm mệt.

9. Đặt giờ chụp
Chức năng này có trên hầu hết các loại máy ảnh số và đợi được đến 10 giây sau khi bấm nút. Bạn có thể dùng"self timer" cho nhiều tình huống khác nhau như đặt cảnh nền để chụp chính mình hay bắt hình trôi chậm.


10. Chụp hình nước chảy chậm
Các hình ảnh ấn tượng này được tạo ra bằng cách tìm bố cục chuẩn cho một dòng nước chảy, sau đó để cửa trập mở trong một, hai giây. Bạn sẽ cần đến giá đỡ để cố định camera trong quá trình chụp dài và chức năng self timer để hạ cửa trập. Nếu máy ảnh của bạn có chế độ đặt độ mở của cửa thì đặt theo f-8, f-11 hay f-16. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra chiều sâu cho cảnh và giúp cửa trập đóng từ từ.
hơn 1 giây.

(Sưu tầm)